Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là dạng bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm xoang là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng viêm các hốc xoang nằm ở má, sau trán và hai bên mũi. Tình trạng viêm khiến các chất nhầy bên trong xoang bị giữ lại và ngăn cản dòng chảy tự nhiên từ phía sau cổ họng đến dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây viêm xoang như virus, vi khuẩn, dị ứng mũi mãn tính, polyp mũi, nhiễm trùng răng…
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng xoang bao gồm:
Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng hoặc viêm xoang không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống thì bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên dưới đây để giảm đau và giảm áp lực lên xoang:
Chườm ấm lên mũi, má và mắt có thể giúp giảm đau xoang bằng cách thông mũi và làm lỏng chất nhầy tích tụ trong mũi. Bạn có thể chườm ấm trong 20 phút để giảm triệu chứng viêm xoang.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
Máy tạo độ ẩm giúp bổ sung độ ẩm cho không khí nên nó giúp thông mũi, từ đó giảm viêm trong mũi hiệu quả. Để máy tạo độ ẩm hoạt động hiệu quả nhất, bạn nên đặt máy trong phòng ngủ hoặc phòng khách – nơi bạn dành thời gian nhiều nhất trong ngày. Khi sử dụng máy tạo độ ẩm, bạn nên chú ý vệ sinh định kỳ để ngăn vi khuẩn và nấm tích tụ trong máy phát tán ra không khí.
Xông hơi
Tương tự như máy tạo độ ẩm, hít hơi nước nóng và ẩm bằng cách xông hơi có thể giúp thông mũi, giảm đau và giảm áp lực ở mũi. Bạn có thêm một số loại thảo mộc như cỏ xạ hương, húng quế và bạch đàn hoặc các loại tinh dầu như khuynh diệp, kinh giới… vào nước để tăng hiệu quả giảm viêm xoang. Mặc dù giúp cải thiện triệu chứng viêm xoang, nhưng bạn không nên áp dụng phương pháp này cho trẻ em vì có thể khiến trẻ bị bỏng.
Bổ sung đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ
Uống nhiều nước như trà, súp có thể làm loãng chất nhầy và giảm các triệu chứng viêm xoang. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước. Không nên uống rượu khi bị viêm xoang vì nó có thể làm mất nước và làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn xoang. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm xoang thì uống rượu còn có thể làm tăng các tác dụng phụ của thuốc như đau bụng và buồn ngủ.
Ngoài bổ sung đủ nước cho cơ thể, bạn cũng nên ngủ khoảng 7 – 9 tiếng mỗi đêm để giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi. Viêm xoang có thể gây ngạt mũi và đau nhức mũi, đầu nên khiến người bệnh khó ngủ. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên sử dụng bình xịt mũi trước khi ngủ để giúp thông mũi. Khi ngủ, nên kê cao đầu để giúp ngăn chất nhầy đọng lại trong xoang.
Trong 100g lá trầu không có chứa đến 2,4% tinh dầu. Loại tinh dầu này sở hữu nhiều dẫn xuất mang tính kháng sinh mạnh, trong đó phải kể đến betel-phenol. Không chỉ ức chế độc tính của nhiều vi sinh gây bệnh đường hô hấp, các hoạt chất của trầu không còn có khả năng kháng viêm, tiêu sưng và làm thông thoáng mũi.
Cách dùng:
Cây giao là một trong những thảo dược thường được sử dụng để điều trị viêm xoang. Trong cây giao có chứa các hoạt chất như beta-sitosterol, cycloartenol, octacosanol, oxime và ethanol mang dược tính quý giá. Chúng có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn, chống oxy hóa, chống co giật và giảm đau. Còn với đông y, cây giao là một vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, chỉ huyết sinh cơ. Nó được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Bạn có thể lấy khoảng 15 – 20 cây giao và cắt nhỏ sau đó cho vào nồi đun sôi. Dùng nước giao vừa đun xong để xông hơi 1-2 lần ngày.
Trong hoa cứt lợn (hay còn gọi là cây cỏ hôi, hoa ngũ sắc) có chứa một số loại tinh dầu có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn như tụ cầu vàng, Bacillus subtilis, E.coli và trực khuẩn mủ xanh… Ngoài ra, các hoạt chất quý như cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen có trong hoa ngũ sắc đã được y học chứng minh là có khả năng tăng tiết xuất dịch, chống viêm, phù nề và dị ứng. Trong đông y, hoa ngũ sắc cũng là dược liệu quý để trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bởi nó có vị cay, hơi đắng, tính mát, tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, cầm máu.
Để cải thiện triệu chứng viêm xoang, bạn có thể lấy một nắm hoa ngũ sắc rửa sạch, giã nát sau đó lọc lấy nước cốt. Lấy bông tăm hoặc bông y tế thấm nước hoa ngũ sắc vừa thu được thoa vào bên trong niêm mạc mũi. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả trị bệnh.
Các biện pháp chữa viêm xoang tại nhà trên đây chỉ nên áp dụng cho người bị viêm xoang nhẹ. Thêm vào đó, với các bài thuốc dân gian trị viêm xoang, hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa và người bệnh cần kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian đã thực hiện các biện pháp trên mà triệu chứng viêm xoang không cải thiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Tiểu đường tuýp 2 là dạng bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chào bác sĩ! Tôi vừa sinh con được 1 tuần nhưng đến giờ vẫn rất ít sữa. Nguyên nhân nào khiến tôi bị ít sữa và tôi cần phải làm gì để nhiều sữa hơn?
Bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng tương tự nhau nên nhiều người thường khó phân biệt. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai căn bệnh này
Những cơn đau bụng do viêm loét đại tràng gây ra có thể ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Vậy làm sao để giảm đau đại tràng nhanh chóng?
Tôi bị đau đầu, chảy nước mũi trong vài tháng qua. Đây là triệu chứng của viêm xoang hay viêm mũi dị ứng? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi!
Dân gian dùng tất cả các bộ phận của cây khế chua để làm các bài thuốc chữa bệnh, thậm chí cả cây tầm gửi ký sinh trên cây khế.
Sổ mũi, ngứa mắt vào những thời điểm nhất định trong năm là dấu hiệu của dị ứng theo mùa. Dưới đây là những điều mà bác sĩ muốn bạn viết về tình trạng này.
Gừng là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực châu Á. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Những người trẻ, khỏe mạnh thường hồi phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh nhưng viêm phổi ở người cao tuổi có thể rất nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong.
Trong một lần khám sức khỏe tôi phát hiện cơ thể mình có vi khuẩn lao nhưng tôi không có triệu chứng nào của bệnh? Liệu tôi có cần điều trị gì không?
Táo bón là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài liên tục hơn ba tháng thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4