Mướp - Vị thuốc lợi sữa, lưu thông huyết
Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Ngoài dùng làm thực phẩm ăn ngon, bổ, mát trong những ngày hè, các bộ phận khác của mướp như xơ, quả, rễ, lá, hạt mướp đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Mới đây, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một bé gái bị suy tuần hòa, viêm não, tổn thương cơ tim do sốt xuất huyết. Trước đó, bé gái 9 tuổi này bị sốt cao 39-41 độ C liên tục không hạ. Gia đình đã đưa bé đến cơ sở y tế khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết. Bé được theo dõi sức khỏe tại nhà và truyền nước. Đến ngày thứ 6 thì bé có biểu hiện đau đầu, đau bụng, co giật, sốt cao liên tục, li bì. Ngày 4/10, bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang điều trị sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương do bệnh trở nặng. Hiện nay, bé đang phải thở máy, điều trị tăng áp lực nội sọ và cân bằng nước điện giải, tiên lượng xấu.
Hai ngày sau khi bé nhập viện, em trai 7 tuổi cũng được chẩn đoán chẩn đoán xuất huyết và cũng được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Các bác sĩ cho biết, sức khỏe bé ổn định và cần theo dõi thêm.
Mới đây, Khoa Nội Tổng quát – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung Ương cũng điều trị cho một bé trai 13 tuổi bị sốt xuất huyết. Trước đó, gia đình bé có người mắc sốt xuất huyết. Ban đầu, bé điều trị tại nhà, đến ngày thứ 6 thì sốt cao liên tục, chảy máu cam. Bé đã vào viện điều trị gần một tuần nay nhưng vẫn mệt nhiều, bị xuất huyết dưới da, ăn uống kém.
Theo tiến sĩ Đỗ Thiện Hải – Trưởng khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới: “Trong hai tuần qua, Trung tâm đã điều trị cho 22 trẻ bị sốt xuất huyết. Trong đó có nhiều bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch do theo dõi tại nhà, đến viện muộn gây chậm trễ trong điều trị”.
Với trẻ mắc sốt xuất huyết, nhập viện muộn có thể dẫn tới tình trạng sốc kéo dài, co giật, suy hô hấp. Khi xuất huyết tiêu hóa nhiều kèm theo xuất huyết não và tôn thương đa cơ quan thì trẻ rất dễ tử vong.
Sốt xuất huyết thường dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác ở giai đoạn đầu vì triệu chứng của bệnh thường tương tự với các bệnh lý siêu vi khác. Do vậy, có nhiều trường hợp bị sốt cao trở nặng thì mới được đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ được chẩn đoán sốt xuất huyết được điều trị tại nhà nhưng bệnh vẫn trở nặng. Do vậy, vấn đề quan trọng trong việc phòng sốt xuất huyết chuyển nặng là phát hiện sớm và nắm rõ dấu hiệu bệnh nặng lên để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết ở trẻ em thường có biểu hiện khá đa dạng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến từ nhẹ đến nặng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường sốt cao (trên 39 độ C) đột ngột, liên tục. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, trẻ lớn hơn thì đau đầu, chán ăn, chảy máu chân răng hoặc máu mũi... Sau giai đoạn sốt, là giai đoạn nguy hiểm (khoảng ngày 3 đến ngày thứ 7 của bệnh). Ở giai đoạn này, trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nhưng lại là thời điểm nhiều cha mẹ dễ chủ quan vì thấy trẻ hết sốt. Tuy nhiên, sau giai đoạn sốt thì tình trạng thoát huyết tương sẽ xảy ra. Nếu bị thoát huyết tương nặng thì nó sẽ dẫn đến sốc và trẻ có các biểu hiện như vật vã, li bì, tụt huyết áp, chân tay lạnh, nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen, xuất huyết dưới da... Nếu trẻ có những dấu hiệu này thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Để sốt xuất huyết ở trẻ không nặng lên, khi chăm sóc trẻ cha mẹ cần lưu ý một số điều sau: Chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng được khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc oresol để bù nước. Nên để trẻ nghỉ ngơi và cho trẻ ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý không cho trẻ ăn các thức ăn có màu đen, đỏ, mục đích là để dễ dàng theo dõi các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa khi trẻ nôn hoặc đi ngoài. Nếu trẻ có dấu hiệu chuyển nặng, cha mẹ nên đưa con vào viện, tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà cho trẻ.
Đọc thêm: Sốt xuất huyết uống thuốc gì để phòng chuyển biến nặng?
Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ, tuy nhiên nguyên nhân này có thể phòng ngừa được. Cha mẹ có thể phòng ngừa sốt xuất huyết cho con bằng cách phòng ngừa muỗi đốt và hạn chế sự phát triển của loại muỗi này.
Một số cách phòng sốt xuất huyết ở trẻ mà cha mẹ có thể thực hiện là: Mặc quần áo dài tay, sáng màu cho trẻ khi phải đi ra ngoài; Nên hạn chế cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc chiều tối vì đây là thời điểm muỗi gây bệnh hoạt động mạnh; Nên sử dụng thuốc chống muỗi cho trẻ để hạn chế tình trạng muỗi đốt. Che mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ không gian sống, đậy kín các vật dụng chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng và trồng các loại thảo dược xung quanh nhà để đuổi muỗi.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Ngoài dùng làm thực phẩm ăn ngon, bổ, mát trong những ngày hè, các bộ phận khác của mướp như xơ, quả, rễ, lá, hạt mướp đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn viên chức ngành Y từ ngày 10/6.
Có một số loại thuốc nếu uống cùng thuốc giảm đau sẽ gây ra tác dụng phụ không ngờ.
Gấc không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chứa các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, mà còn có thể dùng làm các bài thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh.
Tầm gửi là cây thuốc sống bám vào cây khác, thọc sâu rễ mút vào trong nuôi sống cơ thể mình. Đông y đã sử dụng tầm gửi của nhiều loài cây để làm thuốc.
Người bệnh viêm phổi, khi đã khỏi bệnh cần có giai đoạn phục hồi sức khỏe nói chung, sức khỏe của phổi nói riêng. Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc giúp phục hồi tổn thương của phổi sau khi bị bệnh.
Không chỉ là loại quả ngon, có giá trị dinh dưỡng mà hầu như tất cả các bộ phận của cây đu đủ có thể sử dụng để làm thuốc.
Trên thế giới cứ 8 người phụ nữ thì có 1 người gặp các vấn đề tuyến giáp. Tuy nhiên, trong số đó, có tới 60% phụ nữ mắc bệnh nhưng không hề hay biết.
Tôi mới phẫu thuật nâng ngực. Tôi đọc được thông tin một số chị em bị vỡ túi nâng ngực silicon nên tôi rất lo lắng. Liệu vỡ túi độn ngực có nguy hiểm không?
Dứa có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, dưỡng chất trong quả dứa còn có khả năng chữa bệnh như chống viêm, giảm phù nề, tụ huyết, chống sỏi, chống viêm thận…
Tuy nhiên, cả nhà lại chưa thống nhất cách chăm sóc cháu. Vậy, xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và theo dõi bệnh cho cháu thế nào cho tốt nhất.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4