Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn, gây sưng đau cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt
Bệnh lao xương là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại hệ thống xương của cơ thể do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh nhân thường không mắc lao xương ngay từ đầu, mà lao xương thường là thứ phát sau lao phổi trước đó. Vi khuẩn lao khi gây bệnh tại phổi có thể đi theo đường máu hoặc đường bạch huyết đến khu trú tại một vị trí nào đó ở xương và gây ra bệnh lao xương.
Lao xương có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, trong đó độ tuổi hay mắc lao xương nhất là 20-40 tuổi. Vị trí thường bị lao xương nhất là cột sống, thứ hai là hông và gối. Thân đốt sống và đĩa đệm thắt lưng là những vị trí tại cột sống dễ bị vi khuẩn lao tấn công nhất. Ngoài ra, lao xương cũng có thể xuất hiện ở đốt sống cổ, xương cùng; hay ít gặp hơn là xương sườn, xương ức, xương chậu, xương dài, các xương bàn tay, bàn chân,...
Lao xương thường khu trú tại một vị trí nhất định, nhưng cũng có thể xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí khác nhau, trường hợp này được gọi là lao xương đa ổ. Thống kê cho thấy có đến 60-70% là lao cột sống, đứng thứ hai là lao khớp gối với khoảng 10-15%, ít gặp hơn là lao khớp cổ chân (5-10%), lao khớp bàn chân (5%).
Bệnh lao nói chung và lao xương nói riêng có mối liên hệ chặt chẽ với HIV/AIDS. Sự suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS là “cơ hội” để vi khuẩn lao tấn công cơ thể. Ở các nước đang phát triển, có một tỷ lệ cao bệnh nhân HIV/AIDS, do đó lao xương đang có xu hướng tăng lên ở các nước này.
Về mặt vi thể, lao xương có thể được chia làm 2 loại:
Nguyên nhân bệnh lao xương
Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây bệnh lao nói chung và lao xương nói riêng. Một người có thể nhiễm lao từ vi khuẩn lao trong môi trường hoặc lây từ bệnh nhân lao. Thông thường, vi khuẩn lao sẽ xâm nhập đường hô hấp vào đến phổi và gây bệnh lao phổi nếu như miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để đối phó lại vi khuẩn lao. Từ tổn thương lao nguyên phát tại phổi, vi khuẩn lao có thể theo đường máu hay đường bạch huyết đến xương. Tại đây, chúng sinh sản và phát triển, hình thành nên củ lao (trung tâm củ lao là một vùng hoại tử, bên ngoài có các tế bào khổng lồ, tế bào đơn nhân, biểu mô). Các xương xốp, lớn, chịu trọng lượng của cơ thể là vị trí mà vi khuẩn lao thường tấn công đầu tiên. Sự phá hủy này có thể gây tổn thương khung nâng đỡ của cơ thể.
Triệu chứng bệnh lao xương
Bệnh lao xương có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn sớm của bệnh, điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Lao xương thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển và biểu hiện các triệu chứng lâm sàng.
Các triệu chứng lao xương thường gặp trên lâm sàng
Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sốt về chiều, vã nhiều mồ hôi về đêm, sụt cân, da xanh xao, ăn uống kém.
Triệu chứng tại chỗ:
Đau xương tại chỗ: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lao xương. Tùy thuộc vào tổn thương lao ở xương nào mà bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau tại vị trí của xương đó. Lao cột sống sẽ có triệu chứng đau lưng nghiêm trọng ở phía sau cột sống, bệnh nhân đau liên tục, tăng lên về đêm.
Sưng, cứng tại vị trí bị lao xương, nhưng lại không viêm: Vị trí tổn thương lao xương sưng to nhưng lại không nóng, không đỏ như các bệnh viêm xương thông thường.
Áp xe lạnh: Đây là dấu hiệu gợi ý đến tổn thương do vi khuẩn lao gây ra. Bên trong ổ áp xe là mủ, tổ chức hoại tử bã đậu, đôi khi có cả mảnh xương chết. Khám lâm sàng thấy dấu hiệu bùng nhùng cạnh khớp. Ổ áp xe vỡ ra để lại lỗ dò.
Các biến chứng của lao xương
Lao xương có thể gây tàn phế cho bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.
Đường lây truyền bệnh Bệnh lao xương
Bệnh lao xương có lây không?
Bệnh nhân lao xương có thể lây cho người khác qua các con đường:
Một số đối tượng có nguy cơ mắc lao xương cao, có thể kể đến là:
Phòng ngừa bệnh Bệnh lao xương
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bệnh lao xương
Các biện pháp điều trị bệnh Bệnh lao xương
Bệnh nhân lao xương cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để có thể hạn chế diễn tiến xấu của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Với những tiến bộ của y học hiện đại, bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị.
Cách chữa bệnh lao xương
Mục đích điều trị:
Các phương pháp điều trị:
Hóa trị (dùng thuốc): đây là điều trị cơ bản hay nói cách khác là điều trị nguyên nhân gây bệnh lao xương. Phác đồ điều trị lao xương thường có sự phối hợp giữa các loại thuốc với nhau trong thời gian điều trị khoảng 6-18 tháng. Thời gian đầu điều trị bệnh nhân cần được điều trị giám sát tại viện để đảm bảo việc tuân thủ điều trị và tránh lây lan cho cộng đồng. Sau đó có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với hóa trị, tuy nhiên cũng có số ít kháng thuốc và đòi hỏi một phác đồ thay thế.
Nghỉ ngơi tương đối: Khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tương đối 4-5 tuần. Nằm giường cứng đem lại hiệu quả hơn nằm nệm.
Tập vận động từ từ: Sau 4-5 tuần bất động tương đối, bệnh nhân cần tập vận động để tránh cứng khớp.
Kéo giãn/Nẹp: có thể chỉ định ở một số trường hợp nhất định.
Phẫu thuật: được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng, hoặc khi có các biến chứng như có ổ áp xe lớn, biến dạng xương khớp, giới hạn hoạt động,.. ảnh hưởng trầm trọng sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.
An Toàn Y tế với hệ sinh thái bao gồm kênh Tiktok https://www.tiktok.com/@antoanytevn với 200k follower là kênh có nội dung cập nhật thời sự, uy tín về y tế, sức khoẻ, đời sống, xã hội, có sự tương tác rất lớn từ người dùng.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện hỗ trợ kết nối các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhà thuốc bằng dạng bài:
Review y tế: Nhà thuốc tốt - Bác sỹ hay.
Đây là những review chân thực nhất về các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc được thực hiện bởi bên thứ 3 là các y, bác sỹ và có ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.
Nội dung phù hợp với các phòng khám, nhà thuốc...nhân viên y tế đang muốn phát triển hình ảnh thương hiệu trên nền tảng TikTok và tiến lại gần hơn với khách hàng.
Để tham gia nhận hỗ trợ và kết nối, mọi người có nhu cầu có thể liên hệ gửi email tới [email protected] để đăng ký.Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn, gây sưng đau cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt
Suy tuyến thượng thận là tình trạng mà tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít cortison làm rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Áp xe vú rất nguy hiểm ở giai đoạn đã tạo thành áp xe khi người bệnh phải chịu những thương tổn nặng nề ở vùng da và biểu hiện nhiễm trùng toàn thân.
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ
Suy giáp à một hội chứng gồm các triệu chứng lâm sàng gây ra do hormon giáp giảm thấp trong máu.
Sa trực tràng là tình trạng trực tràng lồi ra ngoài không đau qua hậu môn. Sa tử cung là tình trạng sa hoàn toàn toàn bộ bề dày của trực tràng.
Ung thư gan nguyên phát đứng thứ 5 ở nam giới và thứ 7 ở nữ giới trong các loại ung thư và đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong do ung thư.
Giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới.
Bệnh bại não là do sự bất thường hoặc gián đoạn trong sự phát triển não bộ, thường xảy ra tại thời điểm trẻ nằm trong bụng mẹ.
Sỏi mật là những viên sỏi được hình thành trong túi mật hoặc ống mật, có kích thước từ hạt cát cho đến quả bóng bàn.
Song thị là nhìn thấy 2 hình của cùng 1 vật. Song thị có thể xảy ra khi nhìn bằng một hoặc cả hai mắt.