Khi cấp cứu, bệnh nhi rơi vào tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, da khô và tái nhợt. Trước đó, em có thói quen uống nhiều nước ngọt đến mức thiếu kiểm soát.
Tối 17/2, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết đơn vị này đang điều trị cho một bệnh nhi 13 tuổi, quê Cà Mau. Bé gái đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, da khô héo và tái nhợt.
Hiện bé gái đã tỉnh lại và qua được những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. Ảnh: BVNDTP
Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, vào những ngày Tết, mỗi ngày bé uống 3 - 4 chai nước ngọt và thời điểm này bé tăng cân nhanh. Tuy nhiên, sau Tết bé liên tục than mệt, khát nước, tiểu nhiều, sụt 10 kg trong 3 ngày và cứ thế uống nước ngọt không kiểm soát mỗi khi mệt. Đỉnh điểm, có ngày bé uống hết một thùng nước ngọt, 5 bịch cà phê gói pha và hơn hai trái dừa tươi. Càng uống nước ngọt, bé lại càng mệt.
Đến chiều tối ngày 14/2, bé nằm vật vã rồi lơ mơ, gia đình đã đưa bé vào bệnh viện địa phương xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bé có biểu hiện của bệnh đái tháo đường và đường huyết ghi nhận lúc đó hơn 1500 mg/dl.
Theo các bác sĩ, chỉ số đường huyết này rất cao, có thể gây biến chứng hôn mê và nhiễm trùng khó lường. Bệnh nhi lập tức được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, da khô héo và tái nhợt.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào cấp cứu và cân chỉnh đường huyết tích cực bằng nhiều loại dịch truyền, bằng thuốc tiêm đặc trị đáo thái đường… Sau hai ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã tỉnh lại và vượt qua được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thời gian tới, bệnh nhi cần thay đổi chế độ ăn để kiểm soát căn bệnh này vì tuổi còn quá nhỏ.
Theo các chuyên gia y tế, nước ngọt không tốt cho trẻ vì thành phần chủ yếu là đường, ngoài việc gây ảnh hưởng đến men răng còn gây biếng ăn cho trẻ. Nếu lạm dụng nước ngọt thường xuyên sẽ khiến cơ thể trẻ bị đào thải canxi, dẫn đến thiếu canxi, trẻ bị thấp còi. Ngoài ra, trẻ uống nước ngọt nhiều còn dễ bị nguy cơ béo phì và mắc các bệnh lý tim mạch khi trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần kiểm soát, điều chỉnh việc sử dụng nước ngọt của con.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, nếu một người uống 2 lon nước ngọt/ngày thường xuyên mỗi ngày và đều đặn sẽ tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên 30%.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Công ty Xuất nhập khẩu và Thương mại MISAODREAM đã có phản hồi sau khi Cục An toàn Thực phẩm lên tiếng cảnh báo TPBVSK Peauhonnête NMN + ARG Liquid 12000 trên nhiều website.
Hiện tại, ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã quyết định kỉ luật về mặt chính quyền đối với Phó Hiệu trưởng THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, sau sự việc gây xôn xao dư luận.
Giá vàng trong nước chưa thoát khỏi xu hướng giảm sâu, trong khi giá vàng thế giới ghi nhận hồi phục nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.
Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ra quyết định tạm giam đối với Đàm Văn Tuyến (SN 2000 tại Thái Bình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận 2 ca bệnh là cặp vợ chồng nhập viện trong tình trạng hốt hoảng do vừa uống nhầm nước làm mát động cơ ô tô.