Giảm đau bụng do viêm loét đại tràng thế nào?
Những cơn đau bụng do viêm loét đại tràng gây ra có thể ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Vậy làm sao để giảm đau đại tràng nhanh chóng?
Vải có chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như các loại đường glucose, sacharose… protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, ribofl avin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe… Vỏ quả vải chứa các chất cyanidin diglycosid, anthoxanthin. Hạt vải chứa tanin, fl avonoid, saponosid, α - methylen cyclopropyl glycin.
Theo Y học Cổ truyền, long vải có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, chỉ khát, sinh tân dịch có tác dụng tiêu thũng, trị nhọt mụn, chữa đau dạ dày, sán thống, sán khí, nôn lợm.
Một số bài thuốc từ vải
Đau bụng, buồn nôn: đem hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 - 8g/lần. Ngày 2 lần.
Đau dạ dày: Hạt vải 3g (chế như trên), mộc hương 2g. Tán bột mịn, uống với nước ấm. Ngày 2-3 lần.
Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.
Phụ nữ đau bụng dưới: Dùng hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.
Sán khí ở nam giới (thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn): Hạt vải chế biến như trên, sao vàng, tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều. Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g. Hoặc lấy hạt vải đã chế biến theo cách trên, trần bì, đồng lượng 10g, sao vàng, lưu huỳnh 3g. Dùng dưới dạng bột mịn. Chia 2 lần uống trong ngày.
Tiêu chảy do tỳ hư: Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Trị nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.
Răng sưng đau: Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng.
Ngoài ra còn dùng hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải, sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.
Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể: Vải tươi bóc vỏ 500g đến 1kg đem ngâm 1 lít rượu 7-10 ngày. Sau đó đem uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30g có tác dụng hồi phục thể lực rất tốt. Hoặc bạn có thể lấy vải khô 10 quả, ăn vào chiều tối từ 1-2 tháng.
Làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa: Dùng vải tươi để ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều, chỉ khoảng 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ con. Đặc biệt cần đảm bảo áp dụng những mẹo ăn vải không sợ nóng trong như trước khi ăn vải nên uống chút nước muối, nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải, uống nước vỏ quả vải và lá vải tươi sau khi ăn vải, vứt bỏ quả bị sâu đầu, dập nát chứ không nên ăn hết, ăn vải sau bữa ăn chính...
Sản phụ thiếu máu: Vải tươi 100g, táo đen 10 quả, đường trắng một ít. Vải bỏ hạt, cắt nhỏ, táo đen rửa sạch, trước tiên cho táo vào nồi, sau khi dùng nước nấu ra, cho vào vải; đường trắng, chờ đường tan, múc vào chén. Món chè công hiệu dưỡng huyết (bổ máu), giữ nhan sắc, kiện tỳ dưỡng tâm (bồi bổ tiêu hóa và nuôi dưỡng tim), an thần ích trí (ngủ ngon, trí nhớ tốt).
Những ai không nên ăn vải?
Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.
Vải là loại quả ngọt, dễ ăn, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng. Các triệu chứng thường thấy là buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man, nhất là trẻ nhỏ và nhóm người mắc bệnh tiểu đường.
Thông tin bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo!
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Những cơn đau bụng do viêm loét đại tràng gây ra có thể ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Vậy làm sao để giảm đau đại tràng nhanh chóng?
Tôi bị đau đầu, chảy nước mũi trong vài tháng qua. Đây là triệu chứng của viêm xoang hay viêm mũi dị ứng? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi!
Dân gian dùng tất cả các bộ phận của cây khế chua để làm các bài thuốc chữa bệnh, thậm chí cả cây tầm gửi ký sinh trên cây khế.
Sổ mũi, ngứa mắt vào những thời điểm nhất định trong năm là dấu hiệu của dị ứng theo mùa. Dưới đây là những điều mà bác sĩ muốn bạn viết về tình trạng này.
Gừng là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực châu Á. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Những người trẻ, khỏe mạnh thường hồi phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh nhưng viêm phổi ở người cao tuổi có thể rất nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong.
Trong một lần khám sức khỏe tôi phát hiện cơ thể mình có vi khuẩn lao nhưng tôi không có triệu chứng nào của bệnh? Liệu tôi có cần điều trị gì không?
Táo bón là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài liên tục hơn ba tháng thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Thời tiết nóng có thể làm tăng đường huyết ở người tiểu đường. Để kiểm soát bệnh tiểu đường khi nhiệt độ tăng cao bạn có thể thực hiện một số lời khuyên sau.
Tôi đang phải thực hiện hóa trị để điều trị ung thư vú. Tôi cảm thấy kiệt sức, buồn nôn và chán ăn. Tôi có thể làm gì để cải thiện tình trạng trên?
Tôi thường xuyên bị mất ngủ. Gần đây tôi đọc được một số thông tin nói rằng mất ngủ có hại cho tim mạch. Liệu điều đó có đúng không?
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4