Giảm đau bụng do viêm loét đại tràng thế nào?
Những cơn đau bụng do viêm loét đại tràng gây ra có thể ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Vậy làm sao để giảm đau đại tràng nhanh chóng?
Cảm lạnh là căn bệnh thông thường dễ mắc vào thời tiết mùa đông. Cảm lạnh do virus gây ra và có đến 100 loại virus tấn công đường hô hấp trên, vì thế nó khiến cho chức năng mũi bị rối loạn tạm thời, các triệu chứng của nó tương đối nhẹ, hầu hết xảy ra ở mũi và cổ họng.
Nếu để cảm lạnh lâu không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm sau.
Là bệnh rất dễ xuất hiện nếu virus cảm lạnh tấn công các hốc xoang. Khi đó người bệnh sẽ có những dấu hiệu như mất vị giác hoặc khứu giác, nghẹt mũi nặng, đờm chuyển sang màu xanh hoặc vàng đặc, răng đau, cúi xuống có cảm giác đau, ho nhiều về đêm, hôi miệng,... Đặc biệt, một số dấu hiệu cảnh báo viêm màng não cũng cần được lưu tâm như: đau dữ dội đầu hoặc mặt, sốt cao trên 38.8 độ C, thị lực kém, lú lẫn, choáng váng, mắt sưng đỏ, khó thở, cổ cứng,...
Biến chứng nặng của cảm lạnh là bệnh viêm phế quản với các triệu chứng như ho có đờm, ho kéo dài 10 - 20 ngày. Nếu sức đề kháng kém hoặc không được điều trị nhanh sẽ gây ra viêm phổi với triệu chứng: ho ngày càng nhiều, ho ra máu, khó thở khi ho, đau ngực, sốt trên 38.5 độ C, nuốt hoặc nói chuyện khó…
Cảm lạnh để lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang, viêm phế quản, cảm lạnh khiến dịch ứ trong tai với các triệu chứng như có một áp lực nặng đè ở trong tai, bên trong tai bị đau, có chất lỏng chảy ra từ trong tai, thính lực giảm…
Các biện pháp điều trị cảm lạnh hiện nay chủ yếu nhằm giảm triệu chứng của bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian trị cảm lạnh như sau.
Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả. Lá tía tô, hành tươi, mỗi thứ 20g; gừng tươi 12g. Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ.
Cách nấu:
Bật bếp, bạn cho khoảng 2 chén gạo đã vo sạch vào cùng với 1 lít nước với lửa lớn cho nước nhanh sôi, sau đó hạ lửa nhỏ và tiếp tục nấu cháo.
Khi cháo sôi, bạn vớt bỏ phần bọt, cho thêm 200ml nước vào nếu thấy nước đã cạn.
Sau khoảng 25 phút nấu cháo, bạn nêm vào 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê muối rồi tiếp tục, bạn nấu cháo thêm khoảng 5 phút đến khi cháo chín nhừ là có thể tắt bếp.
Bạn cho cháo vào bát, cho vào 2 lòng đỏ trứng gà, là tía tô và hành lá vào cùng, nêm với 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, sau đó trộn đều.
Sau đó, để cháo tăng tính ấm bạn có thể cho thêm 1 ít tiêu xay hoặc ớt băm vào!
Nguyên liệu: Thịt gà mái 100g, gia vị gừng, hành vừa đủ, gạo 60g.
Cách nấu:
Rửa sạch gạo và cho gạo vào nồi cùng với 500ml nước, bắc nồi lên bếp nấu sôi, sau đó giảm lửa nhỏ, hầm cho đến khi cháo chín nhừ. Cho thêm hành và gừng vào nồi cháo, tiếp tục nấu thêm một lúc nữa là dùng được. Ăn nóng ngày 1-2 lần. Công dụng: làm ra mồ hôi, làm ấm cơ thể, giải cảm lạnh, ho, sổ mũi.
Đông y cho rằng rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Rau có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, nên được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản… Rau được sử dụng rộng rãi để chế biến các món canh và làm thuốc trị bệnh trong nhân dân. Thực tế đã có những phương thuốc cải cúc đơn giản và hiệu nghiệm.
Nguyên liệu: Cải cúc, gạo.
Cách nấu: Lấy rau cải cúc lượng vừa đủ rửa sạch để ráo nước cho vào bát to, lấy cháo đang nóng đổ vào bát để trong 5 – 10 phút sau, trộn gia vị cho người bệnh ăn hết cả rau cải và cháo.
Đậu xanh có tác dụng hạ sốt, chứa protein, acid amin tốt cho dạ dày, lá lách. Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên liệu: Đậu xanh, gạo, gia vị, hành lá, tía tô.
Cách nấu:
Ngâm đậu xanh vào nước khoảng 1h sau đó vớt ra, bỏ hạt hư, hạt lép cho vào nồi. Gạo vo sạch và cho vào nồi chung với đậu xanh, thêm lượng nước vào để nấu thành cháo. Còn hành lá, tía tô rửa sạch, thái nhỏ và hành khô bóc vỏ, thái mỏng, phi vàng.
Khi nồi cháo sôi, để nhỏ lửa, thêm nước vào tiếp tục nấu đến khi các nguyên liệu chín nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn là có thể dùng ngay.
Cháo gà là bài thuốc giải cảm, hạ sốt quen thuộc trong dân gian, đặc biệt thích hợp để trị viêm họng, sổ mũi ở cả người lớn và trẻ em. Chào gà có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm, vị nóng ấm dễ ăn, giải cảm, hạ sốt tốt.
Nguyên liệu: Gạo tẻ, hạt sen tươi, ức gà, tía tô, hành lá, gừng.
Cách nấu:
Gà luộc chín, vớt ra và xé thịt, xương tiếp tục cho vào nồi ninh lấy nước. Cho gạo và hạt sen vào nước dùng gà nấu thành cháo.
Tắt bếp, nêm hạt nêm, muối vừa ăn, múc ra bát. Sau đó rắc hành lá, rau mùi đã nhặt rửa sạch, thái nhỏ vào. Trước khi ăn bạn rắc tiêu bột, vài lát ớt và ăn nóng thì cực kỳ ngon. Nếu trời lạnh, hay bạn đang bị cảm thì thêm nhiều rau tía tô và vài lát gừng thái nhỏ ăn sẽ giải cảm rất hiệu nghiệm. Vị ngọt của gà hòa quyện với mùi thơm của gạo, của hành của tiêu ăn khi nóng sẽ làm cho món cháo ngon hơn rất nhiều.
Cháo bách hợp, chuối
Nguyên liệu: Bách hợp 12g, chuối 2 quả, đường phèn vừa đủ.
Cách nấu:
Nghiền bách hợp thành bột, chuối bóc vỏ thái thành miếng. Đổ chung vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa, sau giảm nhỏ lửa cho đến lúc cháo chín đặc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát, ăn liền 7 ngày.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Những cơn đau bụng do viêm loét đại tràng gây ra có thể ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Vậy làm sao để giảm đau đại tràng nhanh chóng?
Tôi bị đau đầu, chảy nước mũi trong vài tháng qua. Đây là triệu chứng của viêm xoang hay viêm mũi dị ứng? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi!
Dân gian dùng tất cả các bộ phận của cây khế chua để làm các bài thuốc chữa bệnh, thậm chí cả cây tầm gửi ký sinh trên cây khế.
Sổ mũi, ngứa mắt vào những thời điểm nhất định trong năm là dấu hiệu của dị ứng theo mùa. Dưới đây là những điều mà bác sĩ muốn bạn viết về tình trạng này.
Gừng là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực châu Á. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Những người trẻ, khỏe mạnh thường hồi phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh nhưng viêm phổi ở người cao tuổi có thể rất nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong.
Trong một lần khám sức khỏe tôi phát hiện cơ thể mình có vi khuẩn lao nhưng tôi không có triệu chứng nào của bệnh? Liệu tôi có cần điều trị gì không?
Táo bón là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài liên tục hơn ba tháng thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Thời tiết nóng có thể làm tăng đường huyết ở người tiểu đường. Để kiểm soát bệnh tiểu đường khi nhiệt độ tăng cao bạn có thể thực hiện một số lời khuyên sau.
Tôi đang phải thực hiện hóa trị để điều trị ung thư vú. Tôi cảm thấy kiệt sức, buồn nôn và chán ăn. Tôi có thể làm gì để cải thiện tình trạng trên?
Tôi thường xuyên bị mất ngủ. Gần đây tôi đọc được một số thông tin nói rằng mất ngủ có hại cho tim mạch. Liệu điều đó có đúng không?
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4