Hà Nội: Bắt giữ đối tượng lừa đảo rao bán xe máy để chơi cá độ
Cơ quan Công an quận Cầu Giấy đã tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Phú Hùng (Hà Đông, TP Hà Nội) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thời gian qua, nhiều người nói về hậu COVID-19 nhiều đến mức có suy nghĩ không sợ trở thành F0, chỉ sợ hậu COVID-19. Trên mạng xã hội tràn lan những đơn thuốc chữa hậu COVID-19 với lời mời chào hấp dẫn. Những loại thuốc thường được đi kèm với chức năng hấp dẫn như "hư chỗ nào, thuốc sẽ chữa chỗ đó", "nếu không uống, tình trạng sẽ nặng hơn nữa", "thuốc này thấm sâu vào tế bào, trị tận gốc hậu COVID-19 mà không cần tập luyện",…
Lo lắng các vấn đề hậu Covid-19, nhiều người đã tự lên mạng tìm mua các loại thuốc, thực phẩm chức năng được quảng cáo bổ phổi, thanh lọc, thải độc phổi về uống. Lợi dụng tâm lý này, thị trường thực phẩm chức năng “bổ phổi”, “thanh lọc”, “thải độc phổi” bùng nổ với nhiều quảng cáo "có khả năng điều trị hậu Covid-19 triệt để" mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế chưa cấp phép cho bất kỳ bài thuốc nào điều trị hậu Covid-19.
“Nổ” quảng cáo khi chưa được cấp phép?!
Đơn cử sản phẩm Quốc Bảo Nguyên Khí Khang của Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc (Thuốc Dân tộc) đang quảng cáo các sản phẩm với nhiều công dụng được thổi phồng liên quan đến điều trị hậu Covid-19.
Trên trang website chính thức của Thuốc Dân tộc thuocdantoc.org có quảng cáo “Bài thuốc nổi tiếng phục hồi hậu Covid toàn diện bồi bổ phục hồi tái tạo từ gốc đến ngọn”; “Quốc Bảo Nguyên Khí Khang là bài thuốc Y học cổ truyền ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản ứng dụng trong điều trị triệu chứng và phục hồi hậu Covid-19”; “Hiệu quả sau 10 ngày, giảm nguy cơ tái nhiễm virus, phục hồi cơ thể theo từng giai đoạn; “điều trị và phục hồi hầu hết các di chứng hậu Covid-19 hiệu quả vượt trội”…
Trên các trang khác như Tapchidongy.org, tradimec.com, trangtinyduoc.com… cũng khẳng định chắc nịch Quốc Bảo Nguyên Khí Khang là “Lá chắn thép trước nỗi lo hậu Covid-19 cho toàn dân”, "Giải pháp vàng XÓA SỔ nỗi lo hậu Covid" hay “điều trị và phục hồi hậu Covid-19”…
Thực phẩm chức năng là loại sản phẩm hàng hóa liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng nên việc sử dụng những động từ mang tính chất khẳng định dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về tác dụng như thuốc chữa bệnh. Thực tế, đã có những trường hợp bỏ điều trị bệnh tại cơ sở y tế để sử dụng những loại thực phẩm chức năng chữa bệnh vì quá tin vào quảng cáo.
Để tăng niềm tin từ người tiêu dùng, trên khắp các hội nhóm hậu Covid-19 là chia sẻ từ những người đã dùng bài thuốc khẳng định tính hiệu quả. Trang web của đơn vị Thuốc Dân tộc cũng đăng tải thống kê hiệu quả sử dụng Quốc Bảo Nguyên Khí Khang từ 1000 bệnh nhân thăm khám và điều trị hậu Covid-19: “95% trong tổng số hàng ngàn người bệnh nhận thấy sức khỏe được phục hồi nhanh chóng sau 10 ngày dùng thuốc, hầu hết các triệu chứng hậu Covid-19 thuyên giảm dần và khỏi sau 1-2 tháng tiếp theo. 5% người bệnh còn lại cần nhiều thời gian hơn để phục hồi hoàn toàn do tổn thương sau khi điều trị Covid quá nặng. 100% người bệnh không gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, một số vấn đề về sức khỏe gặp phải trước đó cũng được cải thiện”.
Tuy nhiên, hiện chưa có cơ quan chức năng nào kiểm định và chứng nhận vị thuốc nào chữa trị hậu Covid-19 "đầu tiên" hay "duy nhất" và kết quả vượt trội này cũng chưa được chứng minh tính xác thực qua một nghiên cứu nào.
Tra cứu Giấy tiếp nhận công bố sản phẩm trên trang web nghidinh15.vfa.gov.vn cũng không có sản phẩm nào tên Quốc Bảo Nguyên Khí Khang. Đồng thời, truy cập vào web của Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế để tra cứu thông tin về quảng cáo, sản phẩm Quốc Bảo Nguyên Khí Khang hoàn toàn vắng mặt trong danh mục quảng cáo của Công ty Thuốc Dân tộc. Như vậy, những hình ảnh trên liệu có phải là sự thật hay chỉ là dàn dựng để lừa dối người tiêu dùng?
Công ty CP nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc là công ty thành viên của VietmecGroup (Công ty CP Tập đoàn Y dược Việt Nam và Công ty cổ phần hệ thống bệnh viện Vietmec) có trụ sở tại Tòa nhà Viwaseen - 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội. VietmecGroup có 15 công ty con hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Bác sĩ có được phép quảng cáo?
Quốc Bảo Nguyên Khí Khang gây ấn tượng qua quảng cáo "Được nghiên cứu thử nghiệm bởi các bác sỹ đầu ngành" và những đánh giá của đội ngũ các bác sĩ đăng trên các trang thuocdantoc.org, tramedic.com, tapchidongy.org. Trên những website này còn đăng tải thông tin liên quan đến nhận xét sản phẩm từ các chuyên gia đầu ngành. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: “Bài thuốc lấy nguyên tắc bổ là chính kết hợp điều trị triệu chứng và chú trọng tăng miễn dịch. Vì vậy, bài thuốc mang lại hiệu quả cao trong điều trị các triệu chứng và phục hồi hậu Covid-19”; Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm CNC Bệnh viện YHCT Trung ương nhận định rằng bài thuốc Quốc Bảo Nguyên Khí Khang đảm bảo hiệu quả toàn diện, an toàn, không tác dụng phụ và dùng được cho mọi đối tượng: “Dưới góc độ chuyên môn, tôi nhận định Quốc Bảo Nguyên Khí Khang tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiên cứu, bào chế sản xuất, quy trình khám – tư vấn sử dụng thuốc. Không chỉ là công thức nghiên cứu, thử nghiệm có kết quả tốt, chúng tôi chú trọng vào nguồn nguyên liệu đạt chuẩn để đảm bảo bài thuốc đạt chất lượng".
Trong những buổi tọa đàm, sự kiện và hội thảo chia sẻ những di chứng hậu Covid, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cũng đã đích thân mang thuốc Quốc Bảo Nguyên Khí Khang là thành phẩm đóng sẵn đến tặng người tham gia tọa đàm.
Tại Thông tư 13/2009/TT-BYT quy định chi tiết: Không sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc. Như vậy, việc sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trái với quy định của pháp luật.
Hơn nữa, bác sĩ Tuấn, bác sĩ Vân Anh và một số bác sĩ khác xuất hiện trong các quảng cáo có thể là nhân sự của Công ty CP nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Theo nhiều phản ánh, việc các bác sĩ tham gia vào nghiên cứu và điều chế bài thuốc trực tiếp quảng cáo hiệu quả công dụng thuốc hoàn toàn không phù hợp và khách quan.
Đại diện Công ty Thuốc Dân tộc, ông Nguyễn Quang Tân trả lời với báo Sức khỏe Đời sống rằng, bài thuốc Quốc Bảo Nguyên Khí Khang chỉ có tác dụng “bồi bổ”, “giảm biến chứng”, “hỗ trợ” giảm biến chứng của hậu Covid-19 và không phải là thuốc sản xuất đại trà bán sẵn.
Nhưng thông tin quảng cáo trên các trang website, tại các hội thảo, sự kiện và thông tin của đại diện Thuốc Dân tộc hoàn toàn trái ngược. Vậy thực chất đây là sản phẩm như thế nào, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, kiểm nghiệm chưa và công dụng thực tế như thể nào thì chưa ai dám khẳng định?!
Ngoài ra, để khẳng định cho chất lượng sản phẩm, trang web: https://www.thuocdantoc.org/bai-thuoc-quoc-bao-nguyen-khi-khang-dieu-tri-va-phuc-hoi-hau-covid-19-bao-ve-suc-khoe.html còn đăng tải những phản hồi từ phía người dùng: "Mặc dù mới được đưa vào ứng dụng trong điều trị cho bệnh nhân hậu COVID-19 nhưng bài thuốc Quốc Bảo Nguyên Khí Khang đã nhận được rất nhiều những đánh giá tích cực từ phía người dùng. Mỗi ngày Trung tâm Thuốc dân tộc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp nhận thăm khám trực tiếp và tư vấn điều trị online cho hàng chục bệnh nhân gặp hội chứng hậu COVID".
Chia sẻ với báo chí, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, trưởng phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cho biết cho đến nay trong Y khoa chưa có bất kỳ các loại thuốc, chất nào có thể chữa khỏi hậu Covid-19. Phần lớn các triệu chứng hậu Covid-19 sẽ tự giảm dần rồi hết, nên người bệnh không cần phải điều trị.
Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TP.HCM, tùy theo triệu chứng hậu Covid-19, người bệnh chỉ cần tập luyện, nâng cao sức khỏe và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những loại thuốc, thực phẩm chức năng đắt tiền với quảng cáo chữa hậu Covid-19, theo bác sĩ là "không giúp ích gì nhiều, chỉ gây tốn tiền vô ích".
Tại phòng khám hậu COVID-19 của Bệnh viện Thanh Nhàn, ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch COVID-19 cho biết, mỗi ngày có khoảng 100 người đến khám di chứng hậu COVID-19. Đối tượng chủ yếu là người già trên 60 tuổi, cá biệt một số người trẻ, triệu chứng phổ biến là khó thở, hụt hơi, giảm thể lực, mất ngủ, khó tập trung, rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ Hường cảnh báo, nhiều người bệnh nói rằng tự ý sử dụng các loại thuốc bổ để chữa hậu COVID-19. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Trước thông tin "dùng thuốc kháng virus để tránh hậu COVID-19", bác sĩ Hường khẳng định chưa có nghiên cứu nào chỉ ra uống thuốc kháng virus có thể phòng được di chứng hậu COVID-19.
"Nếu có bất thường hậu COVID-19, người dân nên đi khám sớm để phát hiện các tổn thương. Người bệnh nên sử dụng các loại thuốc chính thống, được bác sĩ kê đơn và chỉ định để tránh tiền mất tật mang và những nguy hiểm không đáng có", bác sĩ Hường nói.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Cơ quan Công an quận Cầu Giấy đã tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Phú Hùng (Hà Đông, TP Hà Nội) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 19/5, Cục Quản lý Dược đã ra Công văn Số: 4080/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm Sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean Hương dâu.
Suốt 1 năm qua, bà T. (ngụ Bình Phước) đã "sập bẫy" lừa đảo và mất số tiền 60 triệu đồng do tin lời người "mạo danh" là nhân viên bệnh viện.
Trao đổi với PV, anh N.T.D (chồng chị P.) cho biết hiện anh rất lo cho con. Người đàn ông này khẳng định chưa bao giờ đánh vợ cũ.
Ngày 19/5, Cục Quản lý Dược đã ra Công văn Số:4081/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành thu hồi mỹ phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Tulise 100ml.
Trong lúc làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực Nhà Hát Lớn, công an phường Tràng Tiền (Hà Nội) đã phát hiện Hoàng cầm vật dụng nghi giống súng.
Nếu chăm sóc sai cách, bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể nặng lên, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thế nào?
Các tổ Cảnh sát 141 công khai và hóa trang sẽ cắm chốt trên nhiều tuyến phố để phòng, chống đua xe trái phép sau trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31.
Ngày 19/5, trên trang chủ của mình (vfa.gov.vn), Cục An toàn Thực phẩm đã thông báo về việc thu hồi 5 sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển.
Không biết tới bao giờ chuyện đúng là đúng, sai là sai mới được thực hiện, hiện tại việc “xe to đền xe bé”, “người đi đúng bồi thường cho người đi sai” vẫn còn.
Công an quận Đống Đa đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Đình Thành (SN: 1992, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4