Bộ Y tế: Cơ sở bán lẻ thuốc không được phép kinh doanh sản phẩm chứa Methanol
Ngày 10/5, Bộ Y tế ra Công văn số 2377/BYT-QLD về việc tăng cường quản lý đối với sản phẩm chứa methanol (cồn công nghiệp) tại các cơ sở kinh doanh dược.
Cụ thể, Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu, cơ sở bán lẻ thuốc không được phép kinh doanh, bày bán các sản phẩm có chứa Methanol gây nhầm lẫn với cồn sát trùng.
Theo Bộ Y tế, Methanol là hóa chất tốt nếu dùng với mục đích là chất đốt, vệ sinh dụng cụ, làm dung môi hóa chất xét nghiệm, không phải là thuốc, nguyên liệu làm thuốc và không được sử dụng cho mục đích sát khuẩn trong y tế.
Việc các hiệu thuốc hoặc cơ sở y tế bán cồn Methanol gây nhầm lẫn cho khách hàng sử dụng như cồn sát trùng. Dùng không đúng liều lượng và mục đích có thể gây hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người dùng và không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Do vậy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tuyên truyền cho người dân về việc sử dụng các sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay, phân biệt Methanol và sản phẩm ngoài da, sát khuẩn tay.
Các cơ sở kinh doanh này cũng phải hướng dẫn cụ thể, đầy đủ cho người mua, bệnh nhân về các lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế trên địa bàn, đảm bảo cơ sở bán lẻ thuốc không được phép kinh doanh, bày bán các sản phẩm có chứa Methanol.
Sở Y tế cũng được giao chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với các phòng, ban thuộc Sở và các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, xử phạt các cơ sở kinh doanh có mua, bán Methanol mà giấy đăng ký kinh doanh không có phạm vi kinh doanh hóa chất và không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất, hoặc có các giấy phép nhưng không tuân thủ quy định pháp luật về quản lý hóa chất và các quy định khác có liên quan.
Với các cơ sở kinh doanh thuốc hoặc sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế, Bộ Y tế yêu cầu không kinh doanh các sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế khi phát hiện thành phần sản phẩm có chứa Methanol…
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Ngày 10/5, Bộ Y tế ra Công văn số 2377/BYT-QLD về việc tăng cường quản lý đối với sản phẩm chứa methanol (cồn công nghiệp) tại các cơ sở kinh doanh dược.
Giảm cân là một quá trình dài, gian nan và vất vả nhưng không biết giảm cân đúng cách, cân nặng tăng lại nhanh nhóng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Bộ Y tế vừa có văn bản góp ý phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho các học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bé trai bị sổ mũi kèm theo mùi hôi kéo dài suốt 2 tháng, dù được uống thuốc điều trị nhưng không đỡ, nguyên nhân do cọng thun buộc tóc kẹt trong hốc mũi
Bệnh viện đa khoa Đồng Văn (Hà Giang) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 27 tuổi mắc uốn ván do chủ quan với vết thương nhỏ từ đỉnh đầu.
Gần đây, gen Z chạy theo trào lưu bấm nhiều lỗ tai để tạo thêm cá tính. Tuy nhiên, bấm khuyên ở những nơi không an toàn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ thành công gắp 7 cây kim may nằm trong lồng ngực bệnh nhân suốt 2 tháng.
Ngày 28/4, Cơ quan Y tế Đan Mạch tuyên bố dừng chương trình tiêm vaccine Covid-19 sau hơn 2 năm triển khai.
Sau khi uống nhiều rượu, người đàn ông 46 tuổi ở TP.HCM nôn ói dữ dội, đau ngực, bụng, vào viện mới biết vỡ thực quản.
Cục Quản lý Dược yêu cầu 2 BV trên xác minh làm rõ nội dung phản ánh nêu trên và báo cáo về trước 14h ngày 28/4/2022.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân bị biến dạng, sùi loét đầu vú do đắp thuốc Nam chữa ung thư vú.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4