Hà Nội: Bắt giữ đối tượng lừa đảo rao bán xe máy để chơi cá độ
Cơ quan Công an quận Cầu Giấy đã tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Phú Hùng (Hà Đông, TP Hà Nội) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tình trạng quảng cáo “nổ”, quảng cáo sai sự thật hay việc thực hiện những dịch vụ không đúng thẩm quyền được cấp phép ở các cơ sở làm đẹp đang là vấn đề nan giải đối với khách hàng và cơ quan chức năng.
Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu (Trụ sở chính tại 32D Thủ Khoa Huân, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM) cũng là một trường hợp điển hình không ngoại lệ.
Trên trang web chính thức benhvienaau.vn, banner của Bệnh viện thẩm mỹ Á – Âu gây ấn tượng mạnh khi hiển thị dòng quảng cáo: "Hành trình 30 năm kiến tạo nhan sắc” cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi nghề, hợp tác với các bệnh viện lớn tại các nước đi đầu về thẩm mỹ như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan để "đem đến trải nghiệm dịch vụ làm đẹp đẳng cấp cũng như sự hài lòng cho khách hàng làm đẹp. Những ai đã đến Bệnh viện thẩm mỹ Á - Âu đều cảm thấy an tâm và chắc chắn rằng đây là một người bạn đồng hành đáng tin cậy để “chọn mặt gửi vàng” giúp duy trì nét thanh xuân, bảo vệ và tôn vinh vẻ đẹp của mỗi khách hàng"...
Tuy nhiên, cũng trên trang web chính thức của Bệnh viện Thẩm mỹ Á – Âu lại đăng tải hình ảnh giấy phép hoạt động được cấp vào ngày 13/11/2012. Như vậy, tính đến nay, bề dày của Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu mới chỉ 10 năm. Nhưng không hiểu sao website benhvienaau.vn lại đăng tải thông tin quảng cáo sai lệch về mức độ kinh nghiệm của cơ sở này, phải chăng vì mục đích nhằm có được lòng tin của khách hàng?
Theo thông tin của Tạp chí Kiemsat Online, PV của Tạp chí đã đóng vai một khách hàng đến nâng mũi và trị nám tại Bệnh viện Thẩm mỹ Á – Âu. Sau khi được tư vấn thăm khám sơ bộ, khách hàng được tư vấn về dịch vụ trị nám và sẹo rỗ bằng phương pháp cấy tế bào gốc tươi. Dịch vụ này có giá từ 40-70 triệu đồng tuỳ vào tình trạng của khách hàng. Nhân viên bệnh viện tư vấn rằng, khách hàng sẽ được chăm sóc sắc đẹp với công nghệ mới và tiên tiến.
“Theo liệu trình, mình đi laser rồi cấy tế bào gốc tươi vô là phục hồi rất là nhanh, nếu đi laser không thì dễ bị tăng sắc tố, nhưng thêm cấy tế bào gốc là nuôi da mình từ dưới lên trên nên đẹp tuyệt vời. Ở đây có mấy bác nhiều kinh nghiệm lắm em yên tâm, nếu được em lên xét nghiệm các thứ rồi làm liền được luôn…” Sau khi tư vấn xong, nhân viên thuyết phục khách hàng đặt cọc để được hưởng chương trình khuyến mãi.
Điều đáng nói, quá trình tư vấn cho khách hàng không hề có mặt bác sĩ chuyên môn. Nhân viên tư vấn của Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu cũng không đeo biển hiệu hay bảng tên để xác định bất cứ nghiệp vụ ngành y nào.
Các chuyên gia thẩm mỹ luôn khuyến cáo, để có hiệu quả thẩm mỹ làm đẹp cao, khách hàng cần gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn trước khi thẩm mỹ. Bác sĩ có giấy phép hành nghề, đúng chuyên môn nghiệp vụ sẽ thăm khám, xem xét khuyết điểm trên cơ thể và đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Từ đó, việc thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ mới có kết quả cao.
Tại TMV Á - Âu, một nhân viên không đeo bảng tên, không có biển hiệu lại đi làm phần việc tư vấn và đưa ra phác đồ một liệu trình của một bác sĩ chuyên môn. Như vậy, liệu phác đồ này có thật sự hiệu quả và an toàn cho khách hàng sử dụng phương pháp làm đẹp xâm lấn như nâng mũi?
Ngoài sự thiếu chuyên nghiệp, bệnh viện thẩm mỹ này còn để lộ lỗ hổng trong chuyên môn khi sử dụng thuật ngữ khám chữa bệnh sai cả về ngữ nghĩa Tiếng Việt cũng như thuật ngữ chuyên ngành. Cụ thể, ở mẫu phiếu tư vấn in sẵn “thông tin khách hàng” có ghi dòng chữ “chuẩn đoán”. Cụm từ này không hề có trong từ điển tiếng Việt, trong y học cũng chỉ có cụm từ “chẩn đoán” để xác định và đưa ra kết luận về bệnh của bệnh nhân qua các triệu chứng biểu hiện, kết quả xét nghiệm.
Quay trở lại vấn đề loại hình làm đẹp, cho tới nay, chưa có cơ sở y tế nào tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép triển khai kỹ thuật ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực da liễu và thẩm mỹ bởi nó ẩn chứa nhiều rủi ro đối với khách hàng.
Các chuyên gia y tế cho rằng, việc tách chiết và nuôi cấy tế bào gốc đòi hỏi tiêu chuẩn và điều kiện cực kỳ nghiêm ngặt, nếu môi trường không đảm bảo có thể gây ra phản ứng dị ứng. Người được cấy ghép tế bào gốc cũng có thể gặp phải tình trạng thải mảnh ghép sau điều trị. Do đó, ở các nước tiên tiến, tế bào gốc mới chỉ được ứng dụng trong chữa bệnh. Ứng dụng trong làm đẹp vẫn đang được nghiên cứu.
Trong danh mục loại hình chuyên môn của Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu được Bộ Y tế phê duyệt, không hề có loại hình nào làm đẹp bằng tế bào gốc. Trao đổi với phóng viên của Tạp chí Kiểm sát (Kiemsat.vn), người xưng là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu cũng trả lời, đơn vị này đang nghiên cứu các phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc nhưng chưa thực hiện bởi vì hiện nay Bộ Y tế vẫn chưa cho phép làm đẹp bằng tế bào gốc.
Tuy nhiên, trên trang web chính thức benhvienaau.vn và fanpage Bệnh Viện Thẩm Mỹ Á Âu, chỉ cần tìm kiếm cụm từ “tế bào gốc”, ra hàng chục kết quả làm đẹp với tế bào gốc như trẻ hoá làn da, trẻ hoá cô bé, chấm dứt thâm mắt, nhăn mắt…
Những bài viết và quảng cáo của Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu về phương pháp làm đẹp từ tế bào gốc có từ những năm 2016 kéo dài cho đến nay, dưới bài đăng nhân viên đều tư vấn cho phái đẹp rất nhiệt tình về những phương pháp này.
Khi PV liên hệ trang fanpage Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu xin tư vấn về điều trị nám da, nhân viên bệnh viện cũng tư vấn đầy đủ từ liệu trình cho đến giá cả liệu pháp trị nám từ tế bào gốc máu.
Như vậy, câu trả lời của Tổng Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Á – Âu hoàn toàn trái ngược với quảng cáo của cơ sở Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu trong hoạt động thẩm mỹ. Khách hàng nên tin vào lời nói của người đứng đầu Bệnh viện hay những ngôn từ quảng cáo "hoa mỹ" của bệnh viện này? Cơ sở nào sẽ chứng minh cho chất lượng dịch vụ tế bào gốc máu cũng như đảm bảo kết quả tốt đẹp cho khách hàng khi chi tiền làm đẹp tại đây?
Trước đây, Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu đã dính nhiều sai phạm và không ít lần bị cơ quan chức năng "tuýt còi". Năm 2020, Bệnh viện thẩm mỹ Á - Âu vẫn mở cửa nhận khách đến làm đẹp, bất chấp chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Hồi tháng 12/2019, Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu đã bị Thanh tra Bộ Y tế xử phạt với nhiều sai phạm như:
Ghi không đúng so với nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động. Quy định tại điểm a, khoản 1, điều 29 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Không niêm yết giá dịch vụ. Với hành vi này, Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu đã vi phạm quy định tại điều b, khoản 1, điều 29 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Lập hồ sơ, bệnh án nhưng ghi chép không đầy đủ theo quy định của Pháp luật. Vi phạm điểm a, khoản 1 điều 30 của Nghị định số số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Tổng số tiền Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu bị xử phạt là 6,7 triệu đồng.
Năm 2016, báo chí phản ánh Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu rầm rộ quảng cáo và thực hiện phương pháp PRP (Huyết tương giàu tiểu cầu), bất chấp những rủi ro cho khách hàng và quy định của pháp luật chưa cho phép.
Để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người bệnh, mặt khác nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật về quản lý khám chữa bệnh, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có chế tài xử lý răn đe thích đáng đối với những cơ sở khám chữa bệnh vượt thẩm quyền cấp phép. Bệnh viện Thẩm mỹ Á - Âu cũng cần rà soát lại các hoạt động của mình khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Điều này không chỉ làm đúng vai trò và trách nhiệm của một bệnh viện thẩm mỹ, mà còn đảm bảo sức khoẻ và an toàn đối với những "thượng đế" trao gửi niềm tin tại đây.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Cơ quan Công an quận Cầu Giấy đã tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Phú Hùng (Hà Đông, TP Hà Nội) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 19/5, Cục Quản lý Dược đã ra Công văn Số: 4080/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm Sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean Hương dâu.
Suốt 1 năm qua, bà T. (ngụ Bình Phước) đã "sập bẫy" lừa đảo và mất số tiền 60 triệu đồng do tin lời người "mạo danh" là nhân viên bệnh viện.
Trao đổi với PV, anh N.T.D (chồng chị P.) cho biết hiện anh rất lo cho con. Người đàn ông này khẳng định chưa bao giờ đánh vợ cũ.
Ngày 19/5, Cục Quản lý Dược đã ra Công văn Số:4081/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành thu hồi mỹ phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Tulise 100ml.
Trong lúc làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực Nhà Hát Lớn, công an phường Tràng Tiền (Hà Nội) đã phát hiện Hoàng cầm vật dụng nghi giống súng.
Nếu chăm sóc sai cách, bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể nặng lên, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thế nào?
Các tổ Cảnh sát 141 công khai và hóa trang sẽ cắm chốt trên nhiều tuyến phố để phòng, chống đua xe trái phép sau trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31.
Ngày 19/5, trên trang chủ của mình (vfa.gov.vn), Cục An toàn Thực phẩm đã thông báo về việc thu hồi 5 sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển.
Không biết tới bao giờ chuyện đúng là đúng, sai là sai mới được thực hiện, hiện tại việc “xe to đền xe bé”, “người đi đúng bồi thường cho người đi sai” vẫn còn.
Công an quận Đống Đa đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Đình Thành (SN: 1992, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4