Mướp - Vị thuốc lợi sữa, lưu thông huyết
Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Ngoài dùng làm thực phẩm ăn ngon, bổ, mát trong những ngày hè, các bộ phận khác của mướp như xơ, quả, rễ, lá, hạt mướp đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay có khả năng chữa ho, cảm cúm, sốt, tăng đề kháng. Cháo trứng gà, tía tô là món ăn quen thuộc dễ làm cho người bệnh mắc COVID-19 điều trị tại nhà.
Nên ăn cháo khi còn nóng để cơ thể toát mồ hôi. Sau đó dùng khăn mềm lau mồ hôi tránh để nhiễm gió lạnh.
Cháo gà là bài thuốc giải cảm, hạ sốt quen thuộc trong dân gian, đặc biệt thích hợp để trị viêm họng, sổ mũi ở cả người lớn và trẻ em. Thịt gà chứa nhiều dinh dưỡng và các amino axit có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng viêm, tiêu đờm, vị nóng ấm dễ ăn, giải cảm, hạ sốt tốt.
Khi bị COVID-19 với các biểu hiện ho, sốt, ớn lạnh… ăn cháo gà sẽ giúp người bệnh F0 điều trị tại nhà không bị đau rát cổ họng, cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Bí ngô (bí đỏ) có tính ấm, giúp kiện tỳ vị, tiêu đờm, giảm đau, sát trùng, giải độc, đồng thời rất giàu vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ tốt cho cơ thể. Cháo bí ngô khi kết hợp với táo đỏ không chỉ thơm ngon bổ dưỡng mà còn là phương thuốc trị ho hiệu nghiệm, nhất là ho có đờm ở người mắc COVID-19.
Cách chế biến: Bí ngô cắt thành miếng nhỏ, cho vào nồi nấu cùng 500g táo đỏ, 200g đường đỏ cùng với nước vừa đủ. Nấu đến khi bí ngô chín nhừ thành cháo. Ăn khi cháo còn nóng.
Hoặc: Bí đỏ 100g, một nắm gạo tẻ. Gọt vỏ miếng bí đỏ, bỏ hạt, rửa sạch và cắt miếng mỏng cho vào nồi nấu. Sau đó vo nắm gạo tẻ cho vào nồi bí đang nấu. Nấu sôi và cho thêm nước đến khi cả gạo và bí chín nhừ. Nên dùng cháo khi còn nóng để tăng tác dụng giải cảm, trị ho cho người bệnh F0 điều trị tại nhà.
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt mát, tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giảm khát... Với hàm lượng kali và vitamin C dồi dào trong đậu xanh sẽ giúp thanh nhiệt, giải nhiệt, dịu nhẹ thanh quản, tránh bị khàn tiếng.
Cháo đậu xanh là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, giàu dưỡng chất giúp tăng cường kháng thể rất thích hợp với người đang sốt cao hoặc hết sốt còn mệt mỏi, đề kháng kém. Trẻ em, người lớn ăn kém, người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.
Gạo vo sạch, ngâm khoảng 40 phút rồi vớt gạo ra để ráo nước. Cho gạo vào nồi, thêm nước với tỉ lệ 1 phần gạo, 4 phần nước. Cho đậu xanh vào đảo đều, đun với lửa lớn. Khi nồi cháo sôi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục nấu để cháo mềm nhừ. Nêm gia vị vừa ăn, cho thêm hành lá và tía tô thái nhỏ, thêm chút tiêu vào trộn đều rồi thưởng thức. Món cháo đậu xanh ăn nóng hoặc để nguội đều rất bổ dưỡng với người bệnh F0 điều trị tại nhà.
Trong 100g đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, muối khoáng 56mg%; canxi 354mg%, 6,1% sắt; 0,06 caroten, 0,51% vitamin B, 3% vitamin C. Hàm lượng axit amin thiết yếu trong đậu đen cũng khá cao.
Cháo đậu đen rất thích hợp duy trì phục hồi sức khỏe cho người mắc COVID-19 giai đoạn phục hồi tuy đã hết sốt nhưng còn mệt mỏi, ăn uống kém, nóng bứt rứt khó ngủ, mẩn ngứa mụn nhọt.
Người cao tuổi có bệnh nền, người bệnh đái tháo đường, tim mạch đều dùng được cháo đậu đen. Tuy nhiên, những người đang bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy thì giảm liều đậu đen, hoặc sao chín thơm trước khi dùng.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Ngoài dùng làm thực phẩm ăn ngon, bổ, mát trong những ngày hè, các bộ phận khác của mướp như xơ, quả, rễ, lá, hạt mướp đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn viên chức ngành Y từ ngày 10/6.
Có một số loại thuốc nếu uống cùng thuốc giảm đau sẽ gây ra tác dụng phụ không ngờ.
Gấc không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chứa các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, mà còn có thể dùng làm các bài thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh.
Tầm gửi là cây thuốc sống bám vào cây khác, thọc sâu rễ mút vào trong nuôi sống cơ thể mình. Đông y đã sử dụng tầm gửi của nhiều loài cây để làm thuốc.
Người bệnh viêm phổi, khi đã khỏi bệnh cần có giai đoạn phục hồi sức khỏe nói chung, sức khỏe của phổi nói riêng. Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc giúp phục hồi tổn thương của phổi sau khi bị bệnh.
Không chỉ là loại quả ngon, có giá trị dinh dưỡng mà hầu như tất cả các bộ phận của cây đu đủ có thể sử dụng để làm thuốc.
Trên thế giới cứ 8 người phụ nữ thì có 1 người gặp các vấn đề tuyến giáp. Tuy nhiên, trong số đó, có tới 60% phụ nữ mắc bệnh nhưng không hề hay biết.
Tôi mới phẫu thuật nâng ngực. Tôi đọc được thông tin một số chị em bị vỡ túi nâng ngực silicon nên tôi rất lo lắng. Liệu vỡ túi độn ngực có nguy hiểm không?
Dứa có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, dưỡng chất trong quả dứa còn có khả năng chữa bệnh như chống viêm, giảm phù nề, tụ huyết, chống sỏi, chống viêm thận…
Tuy nhiên, cả nhà lại chưa thống nhất cách chăm sóc cháu. Vậy, xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và theo dõi bệnh cho cháu thế nào cho tốt nhất.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4