Quả vải - Thức quả giải khát tốt, làm thuốc hay
Mùa hè là mùa của quả vải. Quả vải được dùng làm giải khát, và cũng được dùng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian.
Củ gừng có axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaola, tinh bột... Chúng có tác dụng đặc biệt trong dưỡng sinh và phòng chữa bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ củ gừng.
Cảm lạnh sợ rét, người đau mỏi, không ra mồ hôi: gừng tươi 10g, kinh giới 10g, lá chè 6g, tía tô 10g, đường đỏ 30g. Tất cả cho vào ấm, đổ vừa nước. Đun sôi 15-20 phút rồi cho đường đỏ vào, hòa tan. Uống khi còn nóng, ngày 2 lần.
Hoặc: gừng tươi 15g, hành củ 15g, trứng gà 2 quả. Cho gừng hành vào nấu đến khi sôi thì đập trứng gà vào. Ăn nóng xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Ho do cảm lạnh, nhiều đờm, người đau mỏi sợ lạnh: gừng tươi 15g, hành 6 củ, củ cải 1 củ. Củ cải sạch thái miếng cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 2 bát, cho gừng và hành đã thái vào sắc tiếp còn 1 bát. Ăn và uống khi còn nóng.
Ho lâu ngày không khỏi: gừng tươi, trần bì, thần khúc, 3 thứ lượng bằng nhau. Các vị sấy khô tán nhỏ, trộn mật ong giã nhuyễn làm viên bằng hạt đậu xanh. Tối trước khi đi ngủ uống 30-50 viên với nước ấm.
Bệnh hen suyễn nhiều đờm: gừng tươi 3 lát, hạt tía tô (sao) 10g, hạt rau cải trắng (sao) 10g, hạt đình lịch (sao) 6g. Tất cả tán bột, uống trước khi lên cơn, mỗi lần 1 thìa cà phê (tăng hoặc giảm liều tùy bệnh lâu mau, người khỏe hay yếu).
Hen suyễn lâu, thở dốc, thở khò khè: gừng tươi 250g, bán hạ 120g, phèn chua 60g, đường đỏ 250g. Gừng rửa sạch thái lát, bán hạ và phèn chua tán nhỏ. Cho gừng vào bát, rắc bột bán hạ, phèn chua lên, đem hấp để cho thuốc ngấm vào gừng; cứ rắc như thế từ 8-9 lần cho hết bột. Sau khi hấp chín đem gừng nghiền nhỏ rồi cho đường vào trộn đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 6g, vào sáng và tối. Trẻ em dưới 5 tuổi uống từ 0,5-1,5g.
Sốt rét cách nhật: gừng tươi 50g, đậu đỏ 100g, táo tàu 10 quả, trần bì 5g, cá chép 1 con. Làm sạch cá chép. Thuốc và cá cho vào nồi, nước vừa đủ, thêm chút muối đun chín nhừ. Ăn cá và uống nước thuốc.
Nôn khan: nước gừng tươi, nước mía, hai thứ lượng bằng nhau, trộn đều, hâm nóng, uống.
Nấc liên tục: gừng tươi 30g, mật ong 30g. Gừng giã vắt lấy nước cho mật ong vào trộn đều thêm ít nước ấm, uống.
Đầy bụng, tiêu hóa kém: gừng tươi 10g, hành củ 10g, chè xanh 5g, ngô thù du 5g. Sắc 2 lần hòa chung nước, uống.
Đau dạ dày kèm nôn: gừng tươi 100g, sa nhân 5g. Gừng rửa sạch giã nát vắt lấy nước, cho sa nhân vào, thêm nửa bát nước đem hấp 30 phút. Uống nóng. Tiêu chảy do nhiễm lạnh: gừng tươi 3 lát, lá ngải cứu 1 nắm. Hai thứ rửa sạch cho vào ấm sắc uống khi còn nóng. Ngày 1 thang.
Tăng huyết áp: gừng tươi 3g, ngô thù du 30g, rượu trắng một ít. Cả hai giã nhỏ cho rượu trắng vào rồi đem sao nóng, trước khi đi ngủ đắp vào huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân. Tác dụng thanh nhiệt hạ huyết áp.
Trúng gió méo mồm: nước gừng một ít, thiên nam tinh tươi vừa đủ. Hai thứ trộn đều, giã đắp. Méo mồm lệch bên trái thì đắp bên phải và ngược lại.
Trúng gió cấm khẩu: nước gừng, trúc lịch (nước đọt tre non) hai thứ lượng bằng nhau; thiên ma 12g, khương hoạt, phòng phong, nhục quế, cam thảo, mỗi vị 6g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày 2 lần vào sáng và tối.
Thiếu máu sau khi bệnh, người gầy yếu: nước gừng tươi 20ml, thịt lươn 150g, gạo tẻ 100g. Lươn làm sạch bỏ xương thái nhỏ, trộn nước gừng. Gạo tẻ vo sạch nấu cơm, khi cơm cạn nước cho thịt lươn rắc lên trên mặt, đun chín, khi ăn thêm gia vị.
Bí tiểu: gừng tươi 1 lát, ngải cứu 3-6g. Gừng đặt dưới rốn 4-5cm, trên đặt lá ngải cứu đã hơ nóng, làm nhiều lần đi tiểu được. Hoặc dùng điếu ngải cứu đốt cháy như điếu thuốc rồi hơ nóng trên gừng.
Tiểu són: gừng tươi 6g, lá ngải cứu 20g, hồi hương 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, sau đó dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.
Phù thũng do viêm thận: gừng tươi 50g, hành củ 7 củ, cá quả 1 con khoảng 500g, bí xanh 500g, đường phèn 250g, rễ cỏ tranh 500g, táo tàu 300g, chè uống nước 200g, đường phèn 250. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1,5 lít nước nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, lại đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít. Cá quả làm sạch cho vào nồi, đổ nước thuốc vào đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào. Chia ăn 3 lần trong ngày, ăn cả cái và nước.
Liệt dương, sợ lạnh, tiểu dầm nhiều: gừng tươi 150g, thục phụ phiến 30g, thịt chó 1.000g, tỏi hành đủ dùng. Thục phụ phiến cho vào ấm đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 giờ. Gừng tỏi, hành, rửa sạch thái nhỏ, tất cả cho vào ấm nước thục phụ phiến nấu chín nhừ. Chia nhiều lần, ăn cả cái và nước.
Di tinh, liệt dương: gừng tươi 5 lát, cá chạch 400g, táo tàu 6 quả (bỏ hạt). Cá chạch làm sạch bỏ ruột cho vào nồi, cho gừng táo tàu và nước, ninh nhừ. Chia 2 lần ăn trong ngày, ăn cả cái và nước. 10 ngày 1 đợt.
Đau nửa đầu (thiên đầu thống): gừng tươi 60g luộc chín giã nát, đắp huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Đau đầu bên trái thì đắp chân bên phải và ngược lại. Băng chặt.
Tay chân tê thấp: gừng tươi 30g, hành 1 nắm, xuyên khung 30g. Sắc nước, xông tay chân đau tê.
Viêm đau khớp vai: gừng tươi 10g, hành củ 60g, xơ mướp 20g. Tất cả giã nhỏ, cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau. Băng lại. Cách ngày thay 1 lần.
Đau bắp chân bàn chân, chân sưng, nặng nề: gừng tươi 3 lát, thương truật 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Say tàu xe: gừng tươi thái mỏng đặt vào khẩu trang đeo. Hoặc cầm tay hít hơi gừng.
Đái tháo đường: gừng khô 50g, mật cá diếc 3 cái. Gừng sao tán nhỏ, cho mật cá vào trộn vê thành viên to như hạt đỗ. Ngày uống 1 lần 5-6 viên, uống với nước cơm.
BS. Thanh Ngọc
Tú Anh
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Mùa hè là mùa của quả vải. Quả vải được dùng làm giải khát, và cũng được dùng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian.
Lá sen rất sẵn trong mùa hè, là một trong số những vị thuốc quý phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh do nắng nóng gây nên nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân…
Không chỉ được dùng phổ biến trong ẩm thực, lá chuối còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, sắc đẹp. Cùng tìm hiểu những lợi ích của lá chuối qua bài viết dưới đây.
Cá nước ngọt có nhiều loại được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, trong đó có cá diếc đã được Đông y dùng từ rất lâu. Theo y học cổ truyền, cá diếc có vị ngọt nhạt, tính ấm, không độc. Tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn.
Trong Đông y, mía được coi là thứ "thực dược lưỡng dụng", vừa là thực phẩm, vừa là thuốc chữa bệnh từ lâu đời...
Vào mùa hè, cây dâu tằm trổ rất nhiều quả và đây là loại thức uống giải nhiệt vô cùng tốt vào những ngày nóng nực.
Trong y học cổ truyền, não động vật không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc chữa bệnh.
Gấc không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chứa các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, mà còn có thể dùng làm các bài thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh.
Tầm gửi là cây thuốc sống bám vào cây khác, thọc sâu rễ mút vào trong nuôi sống cơ thể mình. Đông y đã sử dụng tầm gửi của nhiều loài cây để làm thuốc.
Người bệnh viêm phổi, khi đã khỏi bệnh cần có giai đoạn phục hồi sức khỏe nói chung, sức khỏe của phổi nói riêng. Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc giúp phục hồi tổn thương của phổi sau khi bị bệnh.
Không chỉ là loại quả ngon, có giá trị dinh dưỡng mà hầu như tất cả các bộ phận của cây đu đủ có thể sử dụng để làm thuốc.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4