Bộ Y Tế cảnh báo thuốc hạ sốt Ophazidon bị làm giả
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa gửi công văn tới Sở Y tế các địa phương liên quan mẫu thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả.
Bim bim
Trong bim bim chứa khá chiều chất gây ung thư acrylamide. Chất này có trong một số nguyên liệu có lượng lớn carbohydrates và phát tác khi thực phẩm bị làm nóng trên 120 độ. Do đó, ăn bim bim quá thường xuyên và liên tục sẽ gây hại cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các chứng ung thư.
Bắp rang bơ quay lò vi sóng
Đây là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, nhất là trong những buổi tối sum họp gia đình, quây quần quanh chiếc TV thưởng thức bộ phim yêu thích. Tuy nhiên, bạn phải hết sức cẩn thận với loại thực phẩm này.
Có thời gian, người ta cho rằng việc hít mùi thơm từ gói bắp rang bơ tỏa ra có thể gây ung thư phổi. Điều này đã được chứng minh là sai sự thật, nhưng khoa học lại tìm thấy một tử thần khác. Chất độc này nằm trong lớp chống dính ở mặt trong túi đựng bỏng, khi được quay ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành hợp chất acid perfluorooctanoic, tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, viền keo dán quanh túi cũng có thể tiết ra những chất cực độc khi túi bỏng được quay nóng.
Thực phẩm đóng hộp
Nếu như bạn nghĩ đồ hộp an toàn và vệ sinh thì hãy nghĩ lại. Hầu hết các vỏ hộp đều chứa chất BPA-A. Theo trang breastcancerfund.org, ngay cả khi tiếp xúc với một lượng nhỏ BPA-A thì cơ thể cũng có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và nhiều chứng rối loạn khác.
Thịt đỏ nướng
Gần như tất cả mọi người đều mê mệt món bít -tết nướng than mềm, mọng nước và thơm lừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện thấy cách chế biến thịt bò kiểu này sẽ làm giải phóng các amine heterocylic, một chất sinh ung thư phổ biến. Còn theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, việc nấu thịt ở nhiệt độ rất cao như trên than mọi sẽ tạo ra những chất sinh ung thư mạnh và làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính.
Khoai tây chiên
Chất gây ung thư acrylamide cũng có trong khoai tây chiên, thậm chí cao gấp 1,5 lần so với hàm lượng có trong bim bim. Dù là khoai tây chiên ở nhà hay ở ngoài cửa hàng ăn uống đều có chứa chất này. Nên hạn chế tối đa lượng sử dụng và tần suất ăn loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ung thư.
Bánh ngọt
Phần lớn nguyên liệu làm bánh ngọt đều chế biến từ bột lúa mạch. Khi nướng ở nhiệt độ cao, sản sinh ra chất gây ung thư tương tự như trong bim bim. Tuy nhiên, đối với những loại bánh ngọt nướng ở nhiệt độ thấp lại không xảy ra tình trạng này. Tốt nhất nên hạn chế tần suất ăn bánh ngọt, vừa tránh béo phì lại giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Cà phê hòa tan
Khi cà phê được cô đặc ở nhiệt độ cao cũng sản sinh ra chất acrylamide. Chất này dễ hòa tan trong nước và “ngấm” nhanh vào các cơ quan trong cơ thể. Khi sử dụng loại đồ uống này, bạn nên cẩn trọng và dùng với số lượng và tần suất nhỏ thôi.
Soda
Ai lại không thèm một ly soda mát lạnh trong một ngày nóng vã mồ hôi cơ chứ? Tuy nhiên, loại thức uống khoái khẩu này lại đẩy bạn tới chỗ nguy hiểm. Theo Trường Đại học Sức khỏe cộng đồng John Hopkins Bloomberg, việc uống hơn 1 ly soda mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ và sản sinh ra nhiều 4-methylimidazole, một chất có khả năng gây ung thư.
Thịt đã qua chế biến
Có rất nhiều món ăn được làm từ thịt chế biến như sandwich, xúc xích, thịt hun khói... Những loại thực phẩm này rất nhiều muối và chứa nhiều chất bảo quản cũng như các hóa chất có hại cho cơ thể. Nếu như bạn mua thịt xông khói, mọi chuyện còn tệ hơn vì chúng luôn bị nhiễm khói hydrocarbons carcinogenic polycyclic, gần giống như khi bạn hút thuốc lá vậy.
Thực phẩm nấu nhiệt độ cao, cháy khét
Khi các loại thịt như gà, lợn, bò, cá được nấu chín hoặc chiên ở nhiệt độ cao, chúng tạo thành các hợp chất gọi là amin dị vòng (HCAs), hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Các hợp chất này sẽ thúc đẩy những thay đổi trong DNA, làm tăng nguy cơ ung thư.
Một nghiên cứu từ Đại học bang Kansas cho thấy, việc ướp thịt trong các loại gia vị như hương thảo, húng tây, oregano và cây xô thơm có thể cắt giảm tới 87% HCAs trong một miếng thịt.
Các loại thức uống có cồn
Theo Viện Y tế Quốc Gia Mỹ, uống càng nhiều, nguy cơ mắc ung thư vòm họng, gan, vú và đại tràng càng cao. Cắt giảm lượng tiêu thụ là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu gần đây về người tiêu dùng các loại thức uống có cồn ở 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy, hơn ¼ số ca tử vong liên quan đến rượu ở những người trên 50 tuổi là do ung thư.
Thực phẩm biến đổi gen
Các loại thực phẩm biến đổi gen được phát triển trong phòng thí nghiệm giúp chúng có khả năng chống chọi tốt với sâu bệnh và đạt kích cỡ như ý. Một nghiên cứu gần đây với chuột cho thấy sử dụng thực phẩm biến đổi khiến các tế bào ung thư tăng trưởng.
Thực phẩm ngâm
Các loại thực phẩm thường được ngâm trong dung dịch muối, giấm và nitrat, có thể thêm cả màu nhân tạo. Giấm bình thường rất tốt cho sức khỏe, nhưng ngâm chung với muối và nitrat lại khiến giấm trở nên có hại. Ăn thực phẩm ngâm hàng ngày nhiều có thể tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và dạ dày.
Đồ uống quá nóng
Điều này có thể gây bất ngờ với bạn bởi thói quen sử dụng các đồ uống quá nóng có thể làm hỏng thực quản và dẫn tới ung thư vòm họng. Làm thế nào để phân biệt đồ uống quá nóng và đồ uống ấm, các nhà khoa học đã chia ra 2 mức nhiệt độ trên và dưới 65 độ C để bạn có thể ước lượng.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa gửi công văn tới Sở Y tế các địa phương liên quan mẫu thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả.
Ngay khi được tin ca bệnh xuất hiện tại Đông Nam Á, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh/thành phố; CDC các địa phương có hoạt động kiểm dịch y tế về việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới.
Người mẹ mang thai 8 tháng nhanh chóng được đưa vào bệnh viện mổ bắt con sau tai nạn giao thông trong đêm ở Đà Nẵng.
Các nhà khoa học Anh phát minh ra loại keo thần kỳ có khả năng tái tạo mô và chữa tổn thương do các cơn đau tim gây ra, tránh được chứng suy tim.
Sau tiêm xóa sẹo lồi tại một cơ sở làm đẹp không phép ở TP.HCM, người phụ nữ 32 tuổi nhập viện cấp cứu gấp tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Có những thói quen khi ăn mà nhiều người vẫn nghĩ là vô hại, nhưng thực chất nó lại tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ gây hại lớn cho sức khỏe của bạn.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân 67 tuổi bị viêm gan cấp nặng do sử dụng thuốc nam chữa loét miệng.
Một ngư dân (ở Quảng Ninh) đã bị cá mập cắn trọng thương khi đang đánh bắt hải sản ở vùng đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).
Ngày 8/6, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, thành công tiến hành ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân từ tạng của người hiến tặng đã chết não.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) tiếp nhận điều trị trường hợp bệnh nhân 14 tuổi bị viêm tụy cấp nặng sau bữa ăn thịnh soạn.
Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do vi khuẩn ăn thịt người dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4